Bị phát hiện bán hàng nhập từ Trung Quốc, doanh nhân Hoàng Khải thừa nhận, sản phẩm của ông nhập từ nước ngoài 50%, còn lại lấy ở làng nghề nổi tiếng của Việt Nam, chủ yếu là làng Nha Xá (Hà Nam). Thế nhưng nhiều người dân làng nghề này khẳng định mấy chục năm nay họ bán hàng cho Khaisilk với số lượng rất ít.

Vụ việc thương hiệu Khaisilk mua hàng từ Trung Quốc về sau đó gắn mác hàng Việt Nam để bán với giá cao gấp nhiều lần đang gây xôn xao dư luận. Nhiều người tiêu dùng đã lên tiếng tẩy chay thương hiệu này vì cho rằng mình đã bị lừa gạt suốt mấy chục năm qua.

 

 

Thương hiệu Khaisilk bị phanh phui dùng hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam. 

Sau sự việc, doanh nhân Hoàng Khải (chủ thương hiệu Khaisilk) đã thừa nhận việc trên và cúi đầu xin lỗi. Ông Khải cho biết, hiện nay nguồn tơ lụa trong hệ thống của Khaisilk là nhập khẩu 50%, 50% còn lại nhập từ các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam, chủ yếu là làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam).

Trước đó trên báo chí, ông Khải cũng thường xuyên chia sẻ rằng tơ lụa của Khaisilk được lấy từ các làng nghề ở Hà Đông, Nha Xá.

Ghi nhận của chúng tôi trong sáng 27/10 tại làng nghề này, người dân nơi đây đều bất ngờ trước phát ngôn trên của ông Khải.

Dân làng dệt lụa Nha Xá nói về vụ bê bối lụa Tàu của Hoàng Khải: “Mấy chục năm nay, chúng tôi chỉ bán rất ít sản phẩm cho Khải Silk” - Ảnh 2.

Người dân làng lụa Nha Xá cho biết trong xóm chỉ có một người bán tơ lụa cho Khaisilk với số lượng rất ít. Ảnh Ngọc Thắng.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Bích (54 tuổi) người làm nghề lụa gần 30 năm nay cho biết, làng nghề nơi đây vừa nghe thông tin về việc thương hiệu Khaisilk nhập hàng tơ lụa từ Trung Quốc về sau đó gắn mác Việt Nam rồi bán với giá gấp nhiều lần.

Nghe được tin này, bà Bích cùng người dân nơi đây không khỏi bất ngờ, bởi theo bà được biết thương hiệu này đã nổi tiếng trên thế giới.

Bất ngờ hơn với bà và những hộ dân nơi đây là việc ông Khải silk khẳng định trong 50% số tơ lụa của thương hiệu Khaisilk, phần nhiều là lấy từ làng nghề mình.

"Hộ của tôi từ trước tới nay chưa bao giờ bán tơ lụa cho thương hiệu này, sản phẩm của chúng tôi làm ra chỉ bán theo dạng bán lẻ, trong chợ. Mỗi sản phẩm của chúng tôi giá đắt nhất cũng chỉ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng. Việc ông Khải bảo trong 50% nguồn tơ lụa của cửa hàng ông phần lớn được lấy từ làng chúng tôi là không đúng", bà Bích thông tin.

Dân làng dệt lụa Nha Xá nói về vụ bê bối lụa Tàu của Hoàng Khải: “Mấy chục năm nay, chúng tôi chỉ bán rất ít sản phẩm cho Khải Silk” - Ảnh 3.

Người dân làng nghề lụa Nha Xá cho biết, sự việc Khaisilk bán hàng Trung Quốc ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến thương hiệu lụa của làng họ. Ảnh Ngọc Thắng

Cùng ý kiến với bà Bích, ông Tuấn - một hộ dân làm nghề lụa tại làng Nha Xá khẳng định, gia đình ông cũng chưa bao giờ bán hàng cho Khaisilk. Theo ông Tuấn, trong làng nghề này chỉ có mỗi một gia đình cung cấp hàng cho Khaisilk nhưng số lượng rất ít.

Các hộ dân làm nghề tơ lụa tại đây chia sẻ, sau vụ việc của thương hiệu Khaisilk họ rất buồn và lo lắng, bởi việc này đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc làm ăn cũng như thương hiệu lụa Nha Xá bao đời nay.

 

 

Hai cửa hàng Khaisilk đóng cửa sau vụ việc. Ảnh Ngọc Thắng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tuấn Quảng – Chủ tịch hiệp hội sản xuất và kinh doanh nghề lụa Nha Xá cho biết, người dân trong làng nghề không bán hàng cho Khaisilk, duy nhất chỉ có một người bán với số lượng nhỏ.

"Thú thật là hiệp hội làng nghề lụa Nha Xá mới thành lập được 3 năm nay, việc kinh doanh nhỏ lẻ của mỗi hộ dân chúng tôi không thể nắm rõ được. Tuy nhiên bản thân tôi nắm được hầu hết người dân nơi đây không bán hàng cho thương hiệu Khaisilk. Duy nhất trong xóm có một người bán, nhưng số lượng rất ít.

Dân làng dệt lụa Nha Xá nói về vụ bê bối lụa Tàu của Hoàng Khải: “Mấy chục năm nay, chúng tôi chỉ bán rất ít sản phẩm cho Khải Silk” - Ảnh 5.

Hầu hết người dân nơi đây không bán hàng cho thương hiệu Khaisilk.

Về việc thương hiệu Khaisilk bán hàng Trung Quốc theo tôi cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm", ông Quảng cho biết.

 

Nguồn: http://kenh14.vn